Monday, March 18, 2024

Mỹ tài trợ gần 3 triệu USD để bảo vệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (And much more articles)

 16/03/2024

VOA Tiếng Việt

 USAID và đối tác khởi động dự án bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 15/3/2024. Photo USAID Vietnam.

USAID và đối tác khởi động dự án bảo vệ hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, 

ngày 15/3/2024. Photo USAID Vietnam. 

 

Chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác Việt Nam vừa khởi động dự án mới có giá trị gần 3 triệu USD nhằm bảo vệ sinh thái ven biển và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án trị giá 2,9 triệu USD do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ sẽ hoạt động nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nghề cá ven biển, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực này, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết trong một thông báo hôm 15/3.

Tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam thông qua USAID cùng đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khởi động dự án Bảo tồn môi trường sống ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo truyền thông trong nước.

“Việc khởi động dự án ngày hôm nay góp phần thúc đẩy ưu tiên chung của chúng tôi với Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL, nơi đóng vai trò rất quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương, đồng thời đóng góp vào quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu tại sự kiện.

Thông qua dự án mới này, chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực ven biển, tăng cường công tác quản lý bền vững nguồn lợi biển nhằm giảm thiểu tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, đồng thời nâng cao khả năng chống chịu cho các cộng đồng địa phương ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu.

Dự án được thực hiện phối hợp với các đối tác là các cơ quan trung ương của Việt Nam, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ban quản lý các khu bảo tồn biển, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân, vẫn theo USAID.

ĐBSCL và các hệ sinh thái ven bờ là nơi tập trung của 70% rừng ngập mặn và 90% diện tích thảm cỏ biển tại Việt Nam, nơi có môi trường thuận lợi để phát triển nguồn lợi thủy sản phong phú. Tuy nhiên, những khu vực sinh cảnh này và nhiều loài thuỷ sản có giá trị thương mại quan trọng như cá vược và cá hồng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa gây tác động lâu dài đến sinh kế và cuộc sống nơi đây, theo thông tin từ của USAID.

Các đánh giá của USAID cho thấy khu vực ĐBSCL dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Người nông dân nơi đây phải đương đầu với những tác động như xâm nhập mặn và xói mòn đất. Mực nước biển dâng cao 1 mét theo kịch bản vào năm 2100 có thể nhấn chìm 40% diện tích ĐBSCL. Tương lai của khu vực ngày càng trở nên bất ổn hơn khi những người trẻ rời đi để tìm việc làm ở nơi khác.

Nhằm giải quyết những thách thức này, trong thời gian qua USAID hợp tác với Việt Nam trong nhiều dự án toàn diện nhằm tăng cường sức chống chịu ở khu vực có vai trò quan trọng nhưng ngày càng dễ bị tổn thương.

Trước đó, hôm 14/3, phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, thông qua USAID, phối hợp với chính quyền tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khởi động một dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ, giúp mở rộng các dịch vụ phục hồi chức năng và hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật cũng như cải thiện hoạt động phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ nhỏ.

Dự án này có ngân sách 1,15 triệu USD và được thực hiện bởi đối tác lâu năm của USAID là Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) trong thời gian từ năm 2023 đến tháng 10/2025.

SOURCE:

https://www.voatiengviet.com/a/my-tai-tro-gan-3-trieu-usd-de-bao-ve-sinh-thai-ven-bien-dong-bang-song-cuu-long/7529989.html

 

Siêu dự án kênh Phù Nam Techo khiến Campuchia rời xa Việt Nam, ngả về Trung Quốc?

https://docs.google.com/document/d/19r3zzvdVgLlziOdza2p0PQjx07n9-UfUI6Z8uEk2lVI/edit?usp=sharing

 .

Ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, sức hấp dẫn của việc di chuyển đến các thành phố càng trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

https://docs.google.com/document/d/1P5JZfijrqpQiM4NNMy3JAguA2exmydZ-f0rGJigTHiY/edit?usp=sharing

 .

 

Sunday, March 17, 2024

NHỮNG CON CÁ MEKONG BỊ BỎ QUÊN

(The Mekong’s Forgotten Fishes)

WWF and USAID – Bình Yên Đông lược dịch

2024

 


TÓM TẮT CHO CẤP ĐIỀU HÀNH

Cá sông Mekong không bị bỏ quên bởi người dân sống dọc theo bờ sông, người mà đời sống và cuộc sống quyện với sông và cá ở dưới mặt nước.

Nhưng đó không luôn luôn đúng và cá của Mekong thường nằm ngoài tầm mắt và ngoài tâm trí, nhất là khi nói đến những quyết định to tát về lưu vực.  Phúc trình nầy nằm mục đích giải thích tại sao cá đa dạng của Mekong quan trọng đến thế, những gì chúng ta sẽ mất nếu những quyết định khu vực quan trọng tiếp tục loại chúng ra, và làm thế nào để thích ứng Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp Nước ngọt 6 điểm sẽ đưa đến một tương lai tốt đẹp hơn cho con sông hùng vĩ nầy và hàng trăm triệu người mà nó hỗ trợ và nuôi dưỡng.

Những hệ sinh thái nước ngọt lành mạnh rất cần thiết để duy trì cá Mekong, trong khi dân số cá phát triển mạnh là một chỉ số cho thấy những hệ thống hỗ trợ đời sống nước ngọt đủ lành mạnh để làm trụ cột cho xã hội và kinh tế - vì chúng cung cấp cho chúng ta thực phẩm, nước và những dịch vụ cần thiết.  Nói cách khác, khi cá mạnh khỏe, chúng ta cũng mạnh khỏe – và đó hầu như là trường hợp trong Mekong.

Khi sông Mekong chảy từ nguồn ở Trung Hoa đến biển ở Việt Nam, nó mang nước, chất dinh dưỡng và phù sa.  Dòng chảy liên tục nầy là mạch sống của Mekong, và nền tảng của những hệ sinh thái và đất mà hàng triệu người và một con số chủng loại khác thường dựa vào.  Ở dưới mặt nước, sự nối kết của sông tạo nên một trong những cuộc di chuyển lớn nhất trên Trái đất.

Và nó không chỉ là sự di chuyển hàng năm của cá là khác thường – tính đa dạng sửng sờ của cá cũng thế.  Có 1.148 loại cá được xác nhận trong lưu vực sông Mekong, với nhiều loại chưa được mô tả bởi khoa học và những loại mới vẫn được khám phá thường xuyên.  Cùng với một số đáng kể của cá chép, cá tra và cá rô, Mekong là nơi cư trú của những cá khổng lổ chiếm kỷ lục, gồm có cá tra dầu Mekong và cá đuối nước ngọt khổng lồ - có lẽ là cá nước ngọt lớn nhất trên Trái đất.  Nó cũng kiêu hãnh với hàng trăm loại cá bản xứ và nhiều loại cá kỳ lạ khác thường từ cá chìa vôi (pipefish) đến cá nóc (pufferfish).

Sông Mekong được xem như ‘mẹ của tất cà mọi thứ’.  Về văn hóa, nó có tầm quan trọng chủ yếu đối với toàn thể khu vực Mekong, và cá của nó là một phần cần thiết cho đời sống của người dân trong nhiều ngàn năm.  Một số - như cá tra dầu và cá hô – được tôn kính như những thú vật đặc biệt phải được danh dự và bảo vệ.

Về cuộc sống và an ninh lương thực, cá Mekong đóng góp lớn lao cho người dân sống trong khu vực.  Tổng cộng, lưu vực Mekong sản xuất 15% số cá nội địa bắt được trên thế giới – một con số choáng váng là 2,3 tỉ [triệu] tấn – khiến nó là nền thủy sản nội địa lớn nhất trên hành tinh, trị giá trên 11 tỉ USD một năm trong năm 2015.  Nhưng, cốt yếu, nhiều đe dọa có nghĩa là tương lai của nền thủy sản nầy đang lâm nguy.  Thật vậy, có bằng chứng cho thấy nó đã bắt đầu giảm sút.  Mất tài nguyên không thể thay thế nầy sẽ có những hậu quả tàn phá cho xã hội và kinh tế trên khắp lưu vực – với các cộng đồng địa phương tùy thuộc vào nên thủy sản nầy bị thiệt hại nhiều nhất.

Cá cũng có những đóng góp quan trọng khác, thí dụ như mậu dịch bể nuôi cá – mặc dù trong khu vực Mekong thành phần nầy hầu như không được báo cáo đầy đủ và không được kiểm soát.  Phân tích dữ kiện được công bố, được soạn cho phúc trình nầy, cho thấy có đến 13% (120 loại) loại cá từ Mekong có thể là môt phần của mậu dịch bể nuôi cá ở thời điểm nào đó.  Trị giá kinh tế đầy đủ của mậu dịch khu vực chỉ có thể được phỏng đoán tử tin tức rời rạc, nhưng rõ ràng nó đáng kể: một chợ bán bể nuôi cá ở Thái Lan có doanh thu hàng năm trên 20 triệu USD.  Những cá nầy có thể cung cấp trị giá kinh tế đáng kể nếu các đường lối quản lý khả chấp được thực hiện rộng rãi hơn, góp phần làm thịnh vượng cho người dân ở trong vùng.

Câu cá giải trí chưa phải là một hoạt động lan tràn, nhưng nó cũng có tiềm năng đáng kể cho khu vực nếu được phát triển kỹ lưỡng – Mekong là nơi cư trú của một đa dạng lớn của cá khổng lồ và cá nước ngọt mới lạ sống trong những nơi cư trú xinh đẹp và thay đổi, có thể thu hút người đi câu trên khắp thế giới.  Khi câu cá giải trí được quản lý và theo dõi cẩn thận để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng, nó có thể có ích cho cuộc sống, kinh tế và phúc lợi, gồm có câu cá du lịch sinh thái để hỗ trợ cho việc bảo tồn cá.  Có nhiều thí dụ trên khắp toàn cầu để học hỏi, và một thế giới cơ hội đang chờ trong Mekong.

Tuy nhiên, mọi thứ tùy thuộc vào sức khỏe của lưu vực sông Mekong, và ngày nay nó là một điểm nóng của rủi ro và đe dọa.  Bằng chứng chúng tôi có chỉ từng phần, nhưng nó vẫn sửng sốt: 74 loại cá Mekong đã được đánh giá như có nguy cơ tuyệt chủng trên Sách đỏ của các Chủng loại bị Đe doa của IUCN, gồm có 18 loại trong số nầy có Nguy cơ Tuyệt chủng Cao.  Chánh thức, nó có nghĩa là một ước tính 19% của các loại cá Mekong được biết bị đe dọa.  Nhưng dữ kiện tối thiểu và ‘được biết’ ở đây là chìa khóa.  Một phần lớn bất thường của các loại cá Mekong thiếu nghiên cứu và được xếp vào loại ‘Thiếu Dữ kiện’ trong Sách đỏ vì thế có thể nói rằng con số thật sự của các loại cá bị đe dọa trên toàn cầu ở Mekong thì cao hơn 74 rất nhiều.

Vì thế, cái gì là những đe dọa chánh đối với cá Mekong?  Chúng thay đổi từ việc cắt đứt sông Mekong và các phụ lưu của nó bởi các đập thủy điện đến thủy sản được quản lý kém, việc khai thác cát và sạn cho kỹ nghệ xây cất, giới thiệu cá ngoại lai lan tràn, mất nơi cư trú vì hạ tầng cơ sở và biến đất ngập nước cho nông nghiệp và đô thị hóa, và những thay đổi trong phẩm chất nước cũng như thay đổi khí hậu, đang làm tồi tệ những áp lực khác.

Tuy nhiên, mặc dù cường độ của những đe dọa đối mặt với cá Mekong, vẫn còn hy vọng cho tương lai – thật vậy, có nhiều cái để có được từ một đường lối mới.  Điểm tới hạn nhất là các nhà lấy quyết định cần phải bắt đầu đánh giá tầm quan trọng của cá nước ngọt Mekong và bắt đầu đưa chúng và những hệ sinh thái của chúng vào những quyết định về lưu vực – điều nầy sẽ khuyến khích thêm việc phát triển khả chấp và làm trụ cột cho một con đường kinh tế công bằng hơn, sẽ mang lợi cho người dân và thiên nhiên trên khắp vùng.

Tin tức tốt đẹp là động lực để hành động đang được xây.  Các quốc gia Mekong đã ký vào Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (Kunming-Montreal Global Biodiversity Framework) trong tháng 12 năm 2022, gồm có cam kết để bảo vệ 30% ‘các vùng nước nội địa’ (sông, hồ và đất ngập nước ngọt) và phục hồi 30% vùng nước nội địa bị suy thoái.  Thỏa thuận nầy lót đường cho đường lối mới để bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt – một đường lối được nhấn mạnh trong Thách thức Nước ngọt do quốc gia cầm đầu.  Cambodia đã tham gia, và các quốc gia Mekong khác cũng nên trở thành thành viên.

Nhưng bảo vệ và phục hồi những hệ sinh thái chưa đủ.  Cái cần thiết trong Mekong là một Kế hoạch Phục hồi Khẩn cấp cho Đa dạng Sinh học Nước Ngọt (Emergency Recovery Plan for Feshwater Biodiversity) xuyên biên giới – và một đã có sẵn.  Kế hoạch thực tiễn dựa trên khoa học nầy gồm có 6 trụ cột, mỗi trụ cột đã được thực hiện ở nơi khác trên thế giới và có thể được chấp nhận bởi các quốc gia Mekong, hỗ trợ và làm dễ dàng thêm công việc của các cộng đồng, ngư dân và các tổ chức bảo tồn:

1.      Để cho các sông chảy tự nhiên hơn;

2.      Cải thiện phẩm chất nước trong các hệ sinh thái nước ngọt;

3.      Bảo vệ và phục hồi các chủng loại và nơi cư trú quan trọng;

4.      Chấm dứt quản lý tài nguyên không khả chấp;

5.      Ngăn ngừa và kiểm soát sự xâm nhập của các chủng loại ngoại lai; và,

6.      Bảo vệ những sông chảy tự do và tháo bỏ những chướng ngại sông đã lỗi thời.

 

Tất cả các bên liên hệ có quan tâm nên nắm lấy cơ hội nầy để vẽ một con đường mới để phục hồi và bảo vệ Mekong, và sử dụng nó một cách có thể chịu đựng được cho lợi ích của xã hội và kinh tế.  Con đường nầy phải đánh giá đa dạng đáng chú ý của cá nước ngọt Mekong – và phải đưa chúng vào các quyết định phát triển.  Nhưng nó không chỉ là các chánh phủ: thành phần tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các cộng đồng cũng có vai trò để đóng trong việc bảo vệ và phục hồi những hệ sinh thái và chủng loại.  Thật vậy, đã có một nền tảng mạnh của những đường lối do cộng đồng cầm đầu trong Mekong, nhất là các Vùng Bảo tồn Cá, mà chúng ta cần xây lên.

Các cộng đồng trên khắp Mekong không thể để mất những cá bị bỏ quên của họ hay những hệ sinh thái nước ngọt mà chúng cư ngụ.  Và phúc trình nầy cho thấy họ không phải chịu như thế.  Các quốc gia Mekong phải lấy những quyết định sẽ thúc đẩy việc phát triển khả chấp mà không hy sinh cá nước ngọt và những hệ sinh thái.  Điều nầy sẽ liên quan đến những lựa chọn và đánh đổi khó khăn, nhưng có thể được.  Và liệu nó sẽ lót đường đến một tương lai tươi sáng hơn cho cá nước ngọt và những hệ sinh thái của Mekong – và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân và thiên nhiên trên khắp vùng.

BÀI HỌC PHỤ NỮ VÀ SÔNG: NHỮNG BÀI HỌC TỪ VIỆC ĐỒNG TẠO NÊN MỘT DIỄN ĐÀN CHO PHỤ NỮ TRONG VIỆC CAI QUẢN TRONG KHU VỰC MEKONG

 (Women and Rivers Learning Paper: Lessons from Co-Creation of a Platform for Women in Water Governance in the Mekong Region)

International Rivers – Bình Yên Đông lược dịch

March 8, 2024


Trên khắp thế giới, phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước.  Nhưng thường thường, nhiều chánh phủ bỏ qua đời sống và quan điểm của phụ nữ khi lấy quyết định về nước.  Nhiều năm kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng các đập và hạ tầng cơ sở khác ảnh hưởng đến các cộng đồng trong nhiều cách có giới tính.

Các dự án đập thường làm tồi tệ sự mất cân bằng sức mạnh hiện nay giữa đàn bà và đàn ông.  Trong nhiều trường hợp, đàn bà chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển đập một cách không cân đối, đối mặt với bạo lực dựa trên giới tính, bồi thường không đầy đủ, mất cuộc sống, và thiếu tiếp xúc với tin tức, những nhà lấy quyết định và những hệ thống tư pháp.

Mặc dù có những thách thức nầy, lãnh đạo phụ nữ trên toàn thế giới đang vượt qua những chứng ngại nầy để thực hiện công lý môi trường và chuyển đổi năng lượng hợp lý.

 

Phụ nữ trong dự án cai quản nước trong khu vực Mekong

Vào thánh 2 năm 2023, một ủy ban chỉ đạo 12 người toàn là phụ nữ được triệu tập để bắt đầu tiến trình đồng tạo nên không gian an toàn nầy, với những bảo vệ an ninh, một cấu trúc cai quản vững chắc, và những ý tưởng phác họa ban đầu cho một không gian trên mạng, được hậu thuẫn bởi hạ tầng cơ sở kỹ thuật thiết lập một nền tảng không có điện, không có dụng cụ và nối kết, không biết chữ và số, với những ngân khoản khởi đầu tối thiểu để xây nên hạ tầng cơ sở cần thiết.  Khu vực tiên phong ban đầu của dự án là các quốc gia Hạ Lưu vực Mekong và Myanmar, nhưng được tham gia bởi một Ban Cố vấn dựa trên giới tính mang đến những khái niệm toàn cầu và kinh nghiệm liên ngành.

 


Những bài học nầy dựa trên một dự án nghiên cứu theo chiều dọc 1 năm cho phép tiến trình đồng tạo ra Phụ nữ trong Dự án Cai quản Nước (WIWGP) qua nhiều cuộc phỏng vấn, quan sát và khảo sát lẫn lộn.  Điều nầy gồm có quan sát những phiên họp trên mạng vả 2 hội thảo công tác cá nhân (23-24 tháng 2 và 12-21 tháng 9 năm 2023), 2 đợt phỏng vấn với những thành viên của Ủy ban Chỉ đạo và những thành viên khác của toán dự án, và khảo sát sau hội thảo công tác sau mỗi hội thảo công tác. Access the learning paper here.

 

UNESCO VẼ BẢN ĐỒ SỨC KHỎE CỦA SÔNG MEKONG VÀ CÁC CỘNG ĐỒNG Ở LUANG PRABANG

(UNESCO maps the health of the Mekong River and its communities in Luang Prabang)

UNESCO – Bình Yên Đông lược dịch

4 March 2024

 

[Ảnh: Wisa Fink]

 

Cải thiện việc theo dõi Mekong và môi trường của Luang Prabang sẽ giúp chánh quyền không những hiểu những điều kiện hiện nay của khu vực mà còn tương lai tiềm tàng của nó

 

Giới chức di sản của Luang Prabang đang cộng tác với UNESCO và  dự án Văn hóa Mekong WELL của Đại học Tiểu bang Michigan để nâng cao việc vẽ bản đồ của sông Mekong trong Luang Prabang, với mục tiêu chánh là để hỗ trợ việc theo dõi và quản lý khu Di sản Thế giới và các cộng đồng của nó.  Những hoạt động cũng được hỗ trợ của Bộ Văn hóa của chánh phủ Pháp qua Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.

Sông Mekong và một phụ lưu của nó, sông Nam Khan, cả 2 chảy qua trung tâm của Di sản Thế giới.  Việc cộng tác hiện nay nhằm để hỗ trợ cho việc theo dõi và quản lý vị trí bằng cách thu thập dữ kiện về các yếu tố môi trường và xã hội, kể cả thay đổi khí hậu, đang ảnh hưởng sự toàn vẹn lịch sử của khu.  Với dữ kiện hạn chế của những yếu tố quan trọng nầy hiện được thu thập, việc cộng tác tìm cách để bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn khu di sản trong dài hạn.

 

[Ảnh: Wisa Fink]

 

Cư dân địa phương cũng như các nhà khoa học đã ghi nhận những thay đổi gần đây của sông.  Theo sau việc hoàn tất đập Xayaburi trong năm 2019 – khoảng 120 km về phía hạ lưu của Luang Prabang – mực nước của sông Mekong đã dâng lên quanh năm, thay vì cho thấy những dao động theo mùa thông thường, đã ảnh hưởng đến việc tiếp xúc của cộng đồng với sông cho những nghi lễ di sản truyền thống chẳng hạn như xây những chùa bằng cát nhiều màu để đón mừng Năm mới của Lào mỗi tháng 4.  Cải thiện chế độ theo dõi sông và môi trường ven sông của Luang Prabang sẽ giúp các giới chức hiểu rõ hơn không những tình hình hiện nay, mà còn những ảnh hưởng tiềm tàng trong tương lai đối với khu di sản từ các yếu tố thiên nhiên chẳng hạn như thay đổi khí hậu, cũng như những yếu tố liên quan đến con người chẳng hạn như Dự án Thủy điện Luang Prabang, được mong đợi hoàn tất trong năm 2027.

Sáng kiến nầy là một phần đáp ứng của Lào PDR với những đề nghị từ Sứ mạng Theo dõi Phản ứng 2022 được thực hiện bởi Trung tâm Di sản Thế giới và ICOMOS, nhằm để hỗ trợ Lào PDR trong việc xác định những ưu tiên để tăng cường việc bảo vệ thị trấn Di sản Thế giới nổi tiếng.  Sứ mạng đã đề nghị rằng hệ thống theo dõi và quản lý cho khu Di sản Thế giới Luang Prabang được nới rộng để bao gồm những khía cạnh khác của di sản là một phần của Giá trị Nổi bật Phổ biến của khi di sản.  Ngoài những kiến trúc truyền thống và thực dân nổi tiếng, Luang Prabang cũng có di sản sống phong phú, cũng như di sản thiên nhiên, cả 2 quyện vào trong di sản được tạo nên của nó.

 


[Ảnh: Wisa Fink]

 

Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2023, giới chức di sản Luang Prabang đã làm việc với Tiến sĩ Wisa Fink, một nhà nghiên cứu liên ngành hàng đầu trong nhóm dự án Văn hóa Mekong WELL để thực hiện tham vấn cộng đồng và hội thảo công tác vẽ bản đồ văn hóa.  Các giới chức địa phương và thành viên của cộng đồng gồm có ngư dân, nông dân, lái đò, thợ đồ gốm và giới trẻ chia sẽ ký ức và quan sát về sông và lối sống ven sông của họ.

Các thành viên của cộng đồng lưu ý rằng sông từ lậu là một nguồn sống của người dân Luang Prabang, vì những thủy lộ nầy đã duy trì đủ loại cá, cũng như rong nước ngọt được dùng làm món ăn ngon như rong biển của địa phương là kaipean.  Bờ sông phì nhiêu cũng thường được dùng để canh tác.  Cư dân trong hội thảo công tác đã quan sát rằng trong nhiều năm, kích thước, tính đa dạng và mùi vị của cá đã thay đổi đáng kể.  Họ cũng lưu ý thêm rằng một sự sụt giảm trong dân số của di ngư.  Tương tự, kai sông, từng có rất nhiều ở trong vùng nước địa phương – nhất là ở Nam Khan – không còn thịnh hành và phải lấy từ những làng khác.  Những lề lối cúng bái liên quan với sông vẫn còn tiếp diễn, chẳng hạn như thủ tục cúng bái thần naga uy lực được nói là sống ở nhiều nơi dọc theo Mekong khi nó chảy qua Luang Prabng, ngay cả thế hệ trẻ hơn ít tham gia vào truyến thống, và những đồng cốt thần linh hiện nay đang già đi.

 

[Ảnh: Wisa Fink]

 

Ngoài việc thu thập dữ kiện dựa trên cộng đồng, dự án cũng được thực hiện một phân tích dữ kiện cần thiết và xác định nhiều nguồn dự kiện, gồm có dữ kiện viễn thám và dữ kiện theo dõi khoa học liên quan đến mực nước được duy trì bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.  Qua việc cộng tác nhiều thành phần trong tương lai, dữ kiện như thế có thể kết hợp vào hệ thống theo dõi cho Luang Prabang qua khuôn khổ của kế hoạch quản lý Di sản Thế giới chánh thức của khu di sản.  Plan de Sauvegard et de Mise en Valeur (Kế hoạch Bảo vệ và làm Nổi bật), và GIS và những tóm tắt di sản kèm theo.  Cùng nhau, tin tức thêm như thế sẽ giúp tăng cường việc bảo vệ lâu dài thị trấn Di sản Thế giới Luang Prabang.

Thursday, March 14, 2024

In Vietnam’s Mekong Delta, the lure of moving to the city grows even stronger amid climate shocks (English & Vnese language)

 Ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, sức hấp dẫn của việc di chuyển đến các thành phố càng trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nguồn: https://apnews.com/article

Cù Tuấn, biên dịch

13/3/2024

 

GOOGLE DRIVE’S LINK by Lymha (To see photos):

https://docs.google.com/document/d/1P5JZfijrqpQiM4NNMy3JAguA2exmydZ-f0rGJigTHiY/edit

 

CẦN THƠ, Việt Nam (AP) – Đỗ Bảo Trân và Đỗ Hoàng Trung, cặp song sinh 11 tuổi lớn lên trên một ngôi nhà thuyền ọp ẹp ở đồng bằng sông Cửu Long, có những ước mơ. Trân yêu K-pop, xem video vào ban đêm để học tiếng Hàn và rất muốn đến thăm Seoul. Trung thì muốn trở thành ca sĩ.

Nhưng hy vọng của hai đứa trẻ là “không thực tế”, Trung nói: “Cháu biết mình sẽ phải lên thành phố để kiếm sống”.

Những giấc mơ như vậy thường tan biến nhanh ở vùng sông Mekong, nam Việt Nam, một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất trên thế giới.

Đối với người nghèo, tương lai là cực kỳ không chắc chắn. Báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2022 cảnh báo sẽ có thêm lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Việc khai thác nước ngầm và cát để xây dựng không bền vững đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Và với mực nước biển dâng cao gặm nhấm rìa phía nam và các con đập bao quanh thượng nguồn sông Mekong, khiến việc canh tác ở vùng đồng bằng màu mỡ này ngày càng khó khăn hơn. Theo báo cáo năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đóng góp của vùng này vào GDP của Việt Nam đã giảm từ 27% năm 1990 xuống dưới 18% vào năm 2019.

Sức hút của các thành phố, nơi công ăn việc làm tại các nhà máy hứa hẹn mức lương tốt hơn, thường là điều khó có thể cưỡng lại đối với 17 triệu dân trong khu vực sông Mekong này.

Bà mẹ đơn thân của cặp song sinh, Đỗ Thị Sơn Ca, đã lên TP.HCM tìm việc làm ngay sau khi các con chào đời. Cô để lại hai con mình cho mẹ, bà Nguyễn Thị Thủy, 59 tuổi, nuôi nấng. Không đủ tiền thuê đất, gia đình nhỏ này phải sống trên một con thuyền nhỏ kể từ đó.

Bà Thủy thuê một chiếc thuyền nhỏ hơn để bán thịt và bánh bao tại chợ nổi Cái Răng, chợ nổi lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Bà thức dậy trước bình minh để hấp bánh trong chiếc bình kim loại trên lò than hồng rực đặt giữa thuyền, đứng ở mũi thuyền và kéo một đôi mái chèo to bản để đi ra chợ.

Vào những ngày thuận lợi, bà kiếm được khoảng 100 nghìn đồng (4 USD) – gần như không đủ để mua thức ăn. Cặp song sinh đã nghỉ học trong hai năm khi bà của chúng không thể trả học phí và mẹ của chúng, đang vật lộn ở thành phố, cũng không thể giúp gì được. Giờ đây, ngôi nhà thuyền trên sông Hậu, nơi ẩn náu duy nhất của họ, lại đang cần được sửa chữa khẩn cấp với chi phí đắt đỏ và bà Thủy đang tự hỏi làm cách nào để kiếm được 4,2 triệu đồng (170 USD) trước mùa mưa.

“Các cơn bão ngày càng dữ dội hơn”, bà Thủy nói. Vào mùa mưa, mưa lớn khiến bà có thể phải bơm nước với công suất lớn để con thuyền không bị chìm. Lũ lụt buộc bà Thủy phải di chuyển thuyền sang một con kênh lớn hơn để tránh bị va đập nếu bà vẫn neo đậu thuyền sát bờ, nhưng con kênh lớn hơn lại tiềm ẩn những rủi ro vì sóng lớn hơn.

Việc rời bỏ sông Mekong đến các thành phố lớn hơn hoặc thậm chí ra nước ngoài để có triển vọng tốt hơn không phải là điều mới. Nhưng số người di cư ròng – sự khác biệt giữa số người di cư khỏi vùng đồng bằng và số người chuyển đến – đã tăng hơn gấp ba lần sau năm 1999. Các chuyên gia cảnh báo rằng lý do khiến người dân quyết định di cư là rất phức tạp và khó biết biến đổi khí hậu có vai trò lớn đến mức nào trong việc này.

Mimi Vu, chuyên gia về buôn bán và di cư tại TP.HCM, cho biết: “Biến đổi khí hậu vừa là chất xúc tác vừa là tác nhân thúc đẩy quá trình di cư”. Bà nói: “Nó đã ảnh hưởng đến sinh kế và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng ở một khu vực vẫn còn kém phát triển hơn các vùng khác của Việt Nam. Khu vực này thiếu nền tảng phát triển vững chắc như tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cao, khả năng tiếp cận nước sạch thường xuyên và chăm sóc sức khỏe đầy đủ”.

“Mọi thế hệ đều vẫn phải vật lộn kiếm sống”, bà nói.

Và việc chuyển đến thành phố cũng không đảm bảo được điều gì.

Sơn Ca, mẹ của cặp song sinh trên có khởi đầu mới khi chuyển đến TP.HCM. Cô đã tìm được việc làm ở một xưởng may, kết hôn và sinh con. Nhưng cuối cùng cả cô và chồng đều bị sa thải — trong số hàng nghìn công nhân ở Việt Nam bị mất việc vì đơn hàng ở nước ngoài thấp. Kể từ đó họ đã chuyển về sống tại làng quê của chồng. Sơn Ca mới chỉ 34 tuổi, chưa học xong và đang tìm việc làm nhưng không biết tiếp theo sẽ làm gì.

“Gia đình tôi nghèo. Vì thế tôi không nghĩ quá xa về tương lai. Tôi chỉ hy vọng các con tôi có thể được học hành đầy đủ”, Sơn Ca nói.

Hiện tại, cô sẽ không thể giúp đỡ gia đình đóng học phí hay sửa chữa thuyền và cũng không được gặp các con vào dịp Tết Nguyên đán.

Vũ, chuyên gia về di cư, cho biết những công nhân lớn tuổi trở về quê hương sau khi bị sa thải thường là không muốn quay trở lại thành phố nơi họ “đã không còn nhìn đời qua lăng kính màu hồng” bởi cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngày.

Trong số đó có Phạm Văn Sang, 50 tuổi, từng rời quê hương Bạc Liêu đến TP.HCM ở độ tuổi 20 sau khi thời tiết khó lường khiến việc trồng lúa và nuôi tôm không còn khả thi.

Ngày nay, ông Sang và vợ, bà Lương Thị Út, 51 tuổi, quay trở lại sống trong một căn phòng rộng khoảng 100 feet vuông (9,2 mét vuông), chứa đầy những thứ họ cần để vận hành một xe bán bún cho công nhân nhà máy trong thành phố. Ông nói món chính của ông là món bún cá đậm đà hương vị đồng bằng sông Mekong mà theo ông, món này mang đến cho những người công nhân nhà máy vốn thường xuyên nhớ nhà có được “sự thoải mái” với món ăn có hương vị của cuộc sống xưa cũ của họ.

Sang cho biết ông bị ám ảnh bởi những kỷ niệm về quê hương, tuổi trẻ ở quê, nuôi tôm cùng gia đình. Ông nói: “Tôi buồn cho thế hệ con cháu không có tương lai”.

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch tăng cường nền kinh tế nông nghiệp của khu vực sông Mekong, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng gạo của cả nước và rất quan trọng để cung cấp lương thực cho các nước khác, như Indonesia và Philippines. Kế hoạch này bao gồm việc thử nghiệm các công nghệ mới để giảm lượng khí thải từ lúa gạo đồng thời tăng sản lượng và lợi nhuận, tạo thêm nhiều ngư trường và vườn cây ăn quả, xây dựng sân bay và đường cao tốc để thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhưng sức hấp dẫn của TP.HCM – một đô thị nhộn nhịp với 9,3 triệu dân, trung tâm tài chính của Việt Nam – là địa điểm khó cưỡng đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Trung Hiếu, 23 tuổi, cho biết ngay cả những người ở nông thôn cũng coi việc chuyển lên thành phố, hoặc tốt hơn là chạy ra nước ngoài, là cách thoát nghèo nhanh nhất.

Hiếu sống trong khu trọ tập thể mà anh ở chung với một thanh niên khác ở vùng đồng bằng. Anh làm hai công việc – một ca 12 giờ trong một nhà máy sản xuất các bộ phận dược phẩm, sau đó là hàng giờ ship người và hàng cho một công ty xe ôm công nghệ của Việt Nam. Anh thích đi học và muốn trở thành giáo viên dạy văn, nhưng thu nhập từ trang trại của gia đình anh ở tỉnh Đồng Tháp thuộc lưu vực sông Mekong đã giảm sút trong những năm qua. Khi anh học xong, gia đình phải lựa chọn giữa việc cho anh vào đại học hay để em gái anh tiếp tục đi học.

Hiếu quyết định chuyển lên đi làm ở thành phố để có thể gửi tiền về quê. “Em gái tôi học giỏi ở trường, và tôi rất vui”, anh nói.

Hiếu ban đầu thấy hoang mang và nhớ nhà khi sống ở thành phố, nhưng dần dần thành phố ngày càng thu hút anh. ‘Bạn dần dần thích nghi, và bạn tồn tại’, anh nói. Hiếu đang học cách phát triển mạnh mẽ ở thành phố: làm việc chăm chỉ nhưng cũng cần kết nối và giao tiếp.

Tuy nhiên, Hiếu vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ vào đại học, thực hiện ước mơ trở thành giáo viên và làm việc tại một ngôi trường ở vùng đồng bằng giống như trường anh và chị gái đã học. Hiếu cho biết điều đó sẽ khiến anh cảm thấy gần gũi gia đình hơn.

“Mọi người đều muốn quay trở lại nơi họ sinh ra và lớn lên”, anh nói.

https://vietluan.com.au/114342

In Vietnam’s Mekong Delta, the lure of moving to the city grows even stronger amid climate shocks

 

By ANIRUDDHA GHOSAL

Updated 8:04 PM CDT, March 12, 2024 

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP